Trưng bày

Phần 6: Làng nghề truyền thống

Ngày đăng: 9:03 | 25/08 Lượt xem: 7759

Làng nghề
Người Việt vào Quảng Nam khai phá từ thế kỷ thứ XV mang theo tri thức dân gian, kinh nghiệm về nghề thủ công và đã hình thành nên những làng nghề nổi tiếng như dệt Mã Châu, Đông Yên, Thi Lai, làng chiếu cói Bàn Thạch (Duy Xuyên); làng đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn); làng mộc Kim Bồng (Hội An); bên cạnh nghề đan lát, nghề làm gốm và dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam.
Sự tồn tại của làng nghề truyền thống Quảng Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ở nông thôn mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội của cư dân xứ Quảng, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

Một số sản phẩm nghề làm trống Lâm Yên, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam


Một số sản phẩm nghề làm trống Lâm Yên, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Một số sản phẩm nghề làm trống Lâm Yên, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam



LÀNG ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU

Làng đúc đồng Phước Kiều hình thành khoảng đầu thế kỷ XVII. Khi mới thành lập, làng nghề chỉ đúc những sản phẩm truyền thống như chiêng, chuông, thanh la, chân đèn, lư hương, đồ gia dụng... phục vụ đời sống của nhân dân. Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong những làng có công lớn trong bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng miền Trung và Tây Nguyên qua việc cung cấp sản phẩm cồng chiêng cho các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên.

Hiện nay, ngoài những mặt hàng truyền thống, làng đúc Phước Kiều còn tạo ra các mặt hàng mỹ nghệ, trang trí khá đa dạng nhằm phục vụ cho khách du lịch và xuất khẩu.



Chuông đồng sản phẩm của làng đúc đồng Phước Kiều, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Chuông đồng sản phẩm của làng đúc đồng Phước Kiều, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Tổ hợp nghề đúc đồng Phước kiều
Tổ hợp nghề đúc đồng Phước kiều

Hình ảnh về làng nghề đúc đồng Phước Kiều
Hình ảnh về làng nghề đúc đồng Phước Kiều

NGHỀ LÀM ĐƯỜNG BÁT QUẾ SƠN

Nghề làm đường bát thủ công có từ rất lâu đời ở huyện Quế Sơn nói riêng và Quảng Nam nói chung, được tổ chức theo từng nhóm hộ gia đình. Nghề làm đường bát sử dụng nguyên liệu là cây mía được trồng ở các huyện trung du như Đại Lộc, Điện Bàn, Thăng Bình.

Mùa làm đường bát chính thức bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống, để làm đường bát thì phải có bộ che bằng gỗ, dùng sức kéo trâu bò để ép mía và phải trải qua nhiều công đoạn khá nặng nhọc. Thập niên 80-90 của thế kỷ XX, nghề làm đường bát rất phát triển, là nguồn thu nhập chính cho người nông dân. 



Tổ hợp nghề làm đường bát
Tổ hợp nghề làm đường bát
Một số dụng cụ sử dụng trong nghề làm nông nghiệp lúa nước
Một số dụng cụ sử dụng trong nghề làm nông nghiệp lúa nước

LÀNG DỆT MÃ CHÂU

Làng dệt lụa Mã Châu, huyện Duy Xuyên được hình thành từ thế kỷ XV. Sản phẩm tơ lụa Mã Châu được sử dụng rộng rãi trong nhân dân và cung cấp cho thương nhân nước ngoài đến giao thương buôn bán tại Hội An, khi Đô thị cổ còn là thương cảng phồn thịnh của xứ Đàng Trong. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người thợ Mã Châu đã dệt nên những tấm vải xi-ta để may quân trang cho bộ đội….

Hiện nay, bên cạnh những mặt hàng truyền thống, làng nghề đã sản xuất nhiều loại vảicó chất lượng cao.Với vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên con đường kết nối hai Di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, làng dệt lụa Mã Châu trở thành một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách.


Một số sản phẩm của nghề dệt Mã Châu


g
Một số sản phẩm của nghề dệt Mã Châu

Một số hình ảnh về quy trình dệt làng nghề dệt Mã Châu
Một số hình ảnh về quy trình dệt làng nghề dệt Mã Châu

Khung dệt làng nghề dệt Mã Châu
Khung dệt làng nghề dệt Mã Châu

LÀNG GỐM THANH HÀ

Nằm bên dòng sông Thu Bồn, làng gốm Thanh Hà ra đời vào thế kỷ XVI. Trước đây, làng gốm đã được hình thành tại làng Thanh Chiêm, sau đó chuyển về làng Nam Diêu, Thanh Hà, Hội An hiện hay. Ngoài các sản phẩm gốm, nơi đây còn nổi tiếng về sản xuất gạch, ngói cung cấp để xây dựng các công trình kiến trúc cổ.

Làng gốm Thanh Hà đậm chất là một làng nghề truyền thống. Cùng trải qua lịch sử bao thăng trầm với cảng thị Hội An, làng nghề có những thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XVII – XVII. Hiện nay, làng gốm Thanh Hà đã được phục hồi. Đặc biệt, từ khi UNESCO công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới, làng gốm trở thành điểm đến thu hút du khách. Sản phẩm gốm Thanh Hà đã có mặt khắp nơi trong nước và xuất khẩu ra thế giới.



Tổ hợp làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An
Tổ hợp làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An


Một số hình ảnh thể hiện các công đoạn làm gốm tại làng gốm Thanh hà
Một số hình ảnh thể hiện các công đoạn làm gốm tại làng gốm Thanh Hà

Tác giả: Bảo tàng Quảng Nam

Nguồn tin: Bảo tàng Quảng Nam

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Tin mới

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BẢO TÀNG TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: 281 – Phan Bội Châu, Tam Kỳ, Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập