Trưng bày

Phần 5: Văn hóa Đại Việt

Ngày đăng: 9:39 | 03/08 Lượt xem: 2586

VĂN HÓA ĐẠI VIỆT

Trong quá trình cộng cư với cư dân bản địa, với bề dày và bản sắc văn hóa, người Việt ở Quảng Nam đã kế thừa và tiếp thu tinh hoa của các dân tộc để hình thành nét văn hóa độc đáo, có những giá trị đặc trưng từ sản xuất, phong tục, tập quán, lễ hội… Những yếu tố ấy đã hình thành tính cách con người xứ Quảng kiên trung, bất khuất nhưng rất cởi mở, hội nhập; cần cù, tài hoa, sáng tạo.

Người Quảng Nam biết gìn giữ di sản văn hóa của tiền nhân và không ngừng sáng tạo cái mới, ủng hộ cái tiến bộ và làm theo cái đúng, hướng đến tính hiệu quả trên mọi lĩnh vực, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.



Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
Trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Kinh
Trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Kinh


PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI QUẢNG NAM TRÍCH TRONG “Ô CHÂU CẬN LỤC” CỦA DƯƠNG VĂN AN

“…Dân lấy thóc làm giàu, nhà nông dùng trâu đạp lúa. Xe trâu chuyên chở đường bộ, ghe thuyền thuận lợi đường sông, vườn Mạc Xuyên trồng lắm hoa hồng, người Lang Châu dệt nhiều lụa trắng, làng Hóa Khê, Cẩm Lệ trồng cọc gỗ để phòng cọp dữ. Phụ nữ mặt quần áo chiêm, đàn ông tay cầm quạt tàu. Phân biệt giàu, sang, hèn chén bát không vẽ rồng thì phượng. Thứ bậc tôn ty, áo quần không màu tím thì màu điều”.


                         Ghe bầu phương tiện vận chuyển chính của dân tộc Kinh qua nhiều thế kỷ
Mô hình Ghe bầu - phương tiện vận chuyển tồn tại từ thế kỷ XVI-XX


Giường phương kỷ được các gia đình giàu có ở vùng ven Hội An, Điện Bàn dùng nằm nghỉ và đọc sách thế kỷ XIX -XX

Giường phương kỷ - được các gia đình giàu có ở vùng ven Hội An, Điện Bàn dùng nằm nghỉ và đọc sách thế kỷ XIX -XX

NHÀ RƯỜNG

Là kiến trúc dân gian truyền thống đặc trưng ở Quảng Nan, nhà được làm bằng gỗ, nền nện chặt bằng đất, là loại 1 gian 2 chái, địa phương gọi là nhà bốn gỗ. Quy mô nhà rường có mặt bằng nhỏ gồm 1 gian giữa thờ cúng đặt trên rầm hạ (phần hậu) và tiếp khách (phần tiền); hai chái hai bên dành cho nghỉ ngơi của gia chủ và con cái. Quy định phụ nữ ở chái phía Đôngvà đàn ông ở chái Tây. Các mặt bằng còn lại như phần hậu sau gian thờ và phần hậu của hai chái được dành cho cất giữ đồ gia dụng. Ngoài ra, những nơi thường có lũ lụt nhiều nhà làm thêm rầm thượng đặt trên lưng trính/tránh, được bao quanh bằng ván gỗ để cất giữ lúa và lương thực khác tránh bị nước làm hỏng.


                            Nhà gỗ truyền thống của người Kinh oqr Quảng Nam

Mô hình nhà gỗ truyền thống của người Kinh ở Quảng Nam


                       Nhà rường truyền thống của dân tộc Kinh ở Quảng Nam

Nhà rường truyền thống ở Quảng Nam
Không gian sinh hoạt và cấu kiện nhà cổ truyền thống Quảng Nam
Không gian sinh hoạt và cấu kiện nhà cổ truyền thống Quảng Nam

Đồ dùng sinh hoạt dân tộc Kinh
Đồ dùng sinh hoạt dân tộc Kinh

Một số vật dụng xưa của người Kinh ở Quảng Nam
Đồ dùng sinh hoạt dân tộc Kinh

Một số vật dụng trong nhà rường xưa
Bộ trường kỷ và bàn xoay là những sản phẩm tiêu biểu của nghề mộc Quảng Nam


Hình ảnh các nghệ nhân làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng, Hội An
Hình ảnh các nghệ nhân làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng, Hội An

Cấu kiện trong nhà cổ
Cấu kiện gỗ trang trí trong nhà cổ và một số dụng cụ của nghề mộc Kim Bồng

Tủ thờ dân tộc Kinh
Tủ thờ dân tộc Kinh

NGƯỜI VIỆT/KINH Ở QUẢNG NAM

Trong quá trình mở cõi, người Việt đến khai phá vùng đất Quảng Nam vào các giai đoạn khác nhau, bắt đầu vào cuối thế kỷ XIV. Với sự ra đời của Đạo Thừa tuyên Quảng Nam đã có di dân, lập ấp, đặt tên phủ, huyện, làng xã; thời các chúa Nguyễn có những đợt di dân lớn, đưa dân các tỉnh Thanh - Nghệ vào khai phá Quảng Nam. Về sau, có những cuộc di dân nhỏ lẻ của các cư dân miền Bắc. Qua các thời kỳ phát triển, người Việt cùng người Chăm cộng cư cùng với đồng bào các dân tộc miền núi. Với tố chất thông minh, sáng tạo, cởi mở, hội nhập và đoàn kết, họ vượt qua mọi trở ngại, hình thành cộng đồng người Việt hiện nay.


Tác giả: Bảo tàng Quảng Nam

Nguồn tin: Bảo tàng Quảng Nam

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Tin mới

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BẢO TÀNG TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: 281 – Phan Bội Châu, Tam Kỳ, Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập